Chống thấm: phòng bệnh hơn chữa bệnh

Từ trước đến nay, trong thiết kế xây dựng nhà phố nói chung có rất nhiều yếu tố khiến các chủ nhà phải “cân não” nhưng trong vô vàn mối lo ấy, một trong những điều khiến chủ đầu tư phải đặc biệt lưu tâm đó là tuổi thọ của các công trình. Từ đây, vấn đề chống thấm cho công trình xây dựng nhà cửa được đặc biệt lưu ý.

 

Trong nhiều năm, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi về công nghệ chống thấm cho xây dựng nhà cửa, bảo vệ công trình nhà ở, thân thiện với môi trường từ khách hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những lưu ý trong quy trình và cách chống thấm tường nhà mới xây và sàn, cửa sổ cũng như mái nhà ngay cả trong khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Với giải pháp hệ thống đơn giản, tiết kiệm chi phí và bền vững.

 

 

NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆN THƯỢNG THẤM DỘT TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

Khắc phục hay chống thấm dột hiệu quả thì chúng ta phải hiểu được bản chất của hiện tượng và nguyên nhân gây ra. Việc này càng được làm kỹ càng thì càng sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí trong thi công.

 

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột trong xây dựng công trình:

 

  • Do chất lượng các công trình (Sai sót trong thi công, vật liệu xây dựng kém chất lượng, không phù hợp).
  • Do khí hậu thời tiết Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao, nóng lạnh thất thường đã tạo nên sự co ngót giữa các loại vật liệu.
  • Do địa chất thay đổi như nền móng, địa tầng (lún tự nhiên, lún do các công trình liền kề khác thi công gây ảnh hưởng
  • Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác gây nên.

 

Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Vào thời điểm mùa mưa thường có lượng mưa lớn, độ ẩm cao khiến cho tình trạng thấm dột nhà ở xảy ra nghiêm trọng.

 

Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan cho rằng khi nào nhà thấm thì chống khi đó, hay chỉ cần chống thấm ở những nơi tiếp xúc nhiều với nước như: nhà tắm, bếp là được, mà không tuân theo một quy trình hoàn chỉnh nào.

 

Nhưng trên thực tế, hiện tượng thẩm thấu lại diễn ra nhanh ở nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt là tường nhà. Chính vì thế, để tăng tuổi thọ cho ngôi nhà, ngăn hiện tượng thấm dột xảy ra bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị cho quy trình chống thấm nhà ở trước khi tiến hành xây dựng. Để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của gia đình.

 

QUY TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM CHO XÂY DỰNG NHÀ

 

Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:

 

  • Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
  • Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa xi măng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
  • Không nên dùng nước trộn xi măng bột để ngâm hay quét hồ dầu xi măng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.
  • Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.
  • Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông. Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa xi măng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.

 

 

Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm:

 

  • Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
  • Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Băm đục gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường bao với sàn bê tông.
  • Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
  • Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
  • Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và băm sạch hết các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa ximăng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm.
  • Đối với gờ hông đà bê tông hay gờ chân tường bao quanh sàn ban công, sàn mái, mái đón tiền sảnh (cao 20-30cm) sẽ được băm sạch các tạp chất, bụi bẩn để xử lý gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông. Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu WC, sênô), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).
  • Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
  • Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc làm khô những khu vực còn ẩm ướt trên bề mặt bằng máy thổi cầm tay.

 

Quy trình thi công chống thấm:

 

  • Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu và vữa đổ bù không co ngót.
  • Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.
  • Trường hợp sàn lệch và ống thoát vệ sinh được bố trí đi trên mặt sàn xuyên vách tường vào hộp kỹ thuật, thì các ống này sẽ được quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) quanh ống vị trí gần xát vách hộp kỹ thuật, và được đổ bê tông đá mi ốp chặt vào quanh các vách hộp kỹ thuật (dày khoàng 10cm và cao lên bằng gờ đà bê tông quanh sàn). – Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ta tiến hành khò, dán, quét hoặc phun.

 

NHỮNG KHU VỰC ĐẶC BIỆT CẦN LƯU Ý:

 

  • Nhà tắm
  • Sàn nhà vệ sinh
  • Những nơi tiếp xúc nhiều với nước

 

 

Đây được xem là những khu vực có tỉ lệ bị thấm nước cao, đặc biệt là các căn hộ chung cư, các ngôi nhà nhiều tầng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là công tác chống thấm không được tiến hành khi xây nhà, hoặc thực hiện chưa đúng quy cách, chất lượng vật liệu không đảm bảo khả năng chống thấm nước.

 

Vì vậy khi chống thấm cho những khu vực này bạn không nên sử dụng các hóa chất chống thấm thông thường. Phương pháp an toàn nhất vẫn là thi công dán màng khò nóng chống thấm, dán liền mạch để nước thoát ra ống thoát sàn. Và hãy nhớ cho phép thoát nước phù hợp với các biện pháp chống thấm.

 

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin cơ bản nhất về quy trình chống thấm khi xây dựng nhà cửa. Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được các kiến trúc sư và kỹ sư Entercons tư vấn tốt hơn trước khi thi công.

 

Hy vọng với những chia sẻ và lưu ý trên, có thể giúp bạn có thêm thông tin về quy trình chống thấm trước khi xây dựng nhà.

 

Mời bạn Đăng ký ngay tại đây để được tư vấn hoàn toàn Miễn Phí:

 

 

Hoặc liên hệ trực tiếp với Entercons tại địa chỉ:

  • CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ENTER
  • Địa chỉ: 256 Đỗ Pháp Thuận, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • Phone / Zalo: 0932 957 668.
  • Email: contact@entercons.vn

Xin cảm ơn!

Chủ đề được nhiều người quan tâm:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

×

Đăng ký ngay với Entercons

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí từ Chuyên gia.
  • Báo giá chi tiết công trình xây dựng.