Kinh nghiệm chọn cửa khi xây nhà

Có thể nói rằng, trong thiết kế cũng như thi công nhà ở thì cửa ra vào chính là hạng mục vô cùng quan trọng, không thể thiếu. Dù ngôi nhà của bạn lớn hay nhỏ thì những cánh cửa vẫn xuất hiện với những vai trò nhất định. Tuy nhiên, chắc hẳn trong chúng ta chưa có nhiều người có kinh nghiệm chọn cửa ra vào khi xây nhà. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây nhé. 

 

1. Vai trò của cửa ra vào trong thiết kế nhà ở

 

Công năng:

 

 

Cửa chính có nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn cho các thành viên cũng như tài sản có trong gia đình. Bên cạnh đó, nhờ có cửa mà việc sinh hoạt, đi lại trong nhà của mọi người không phải chịu sự dòm ngó, để ý từ bên ngoài.

Với những ngôi nhà nằm ở trục đường chính nơi có mật độ dân số đông thì ngoài tường nhà, mái nhà, phần cửa này còn giúp ngăn cản bụi, ô nhiễm tiếng ồn từ đó góp phần đảm bảo chất lượng sống.

Song hành với cửa sổ, cửa chính còn giúp điều chỉnh cường độ ánh sáng, đảm bảo sự thoáng đãng cho không gian bên trong. Đặc biệt, nếu như cơ sở hạ tầng xung quanh có xảy ra sự cố cháy, chập nổ thì lúc này cửa còn phát huy vai trò ở việc ngăn cản sự di chuyển của lửa, từ đó hạn chế tối đa những thiệt hại không đáng có.

Ở một khía cạnh khác, sự xuất hiện của cửa chính còn giúp hạn chế những tác động tiêu cực từ thời tiết như mưa gió, nhiệt độ tăng giảm liên tục, nồm ẩm…Những yếu tố vừa kể trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố nội thất, đồ đạc trong nhà, chính vì vậy khi hạn chế được đồng nghĩa với việc tuổi thọ của các món đồ trong nhà gia tăng

 

Thẩm mỹ:

 

Một ngôi nhà không thể không có cửa. Ngoài yếu tố công năng thì cửa còn giúp cho không gian ngoại thất, nội thất của ngôi nhà thêm trang trọng, lịch sự và có điểm nhấn. Đặc biệt nếu bạn có cơ hội chiêm ngưỡng những công trình biệt thự tân cổ điển thì sẽ thấy hầu hết những cánh cửa đều được thiết kế với kích thước đồ sộ, đa dạng về vật liệu và không thể thiếu sự nhấn nhá của những hoa văn, họa tiết ở mặt cửa.

 

 

Phong thủy:

 

Theo đánh giá của các chuyên gia phong thủy thì cửa ra vào chính là nơi đón nhận những nguồn năng lượng từ bên ngoài di chuyển vào trong nhà, trong đó có cả tốt và xấu. Nếu cửa chính được thiết kế cân đối, đặt ở hướng hợp với hướng nhà thì sẽ giúp ngăn cản được nhiều tụ khí xấu, đồng thời góp phần mang đến cho gia chủ sự may mắn, hanh thông và phát triển Ở chiều hướng ngược lại, nếu gia chủ bố trí sai hướng cửa, hình dạng méo mó thì có thể khiến cho dòng năng lượng tốt bị cản trở, cuộc sống của gia đình có thể gặp nhiều trục trặc.

 

2. Kinh nghiệm chọn cửa ra vào khi xây nhà

 

Kích thước:

 

Không phải cứ cửa ra vào có kích thước lớn thì đẹp hoặc cửa có kích thước nhỏ là không đẹp. Việc lựa chọn cửa có kích thước thế nào sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính. Một là diện tích của ngôi nhà, hai là số tầng của ngôi nhà. Tất nhiên dù lựa chọn kích thước thế nào thì gia chủ vẫn cần đảm bảo không quá cao (vì có thể dẫn đến việc tiêu tan trường khí), không quá thấp (ngăn cản luồng khí lưu thông vào bên trong). Còn một số yếu tố phụ trợ khác như yêu cầu, sở thích của chủ đầu tư thì chưa phải là ưu tiên hàng đầu đối với hạng mục này.

 

 

Còn về cơ bản thì hiện nay chiều cao cửa theo thước lỗ ban sẽ dao động trong khoảng 2m6 đến 2m73. Chiều rộng của 2 cánh khoảng 1,62m, 4 cánh khoảng 3,15m.

 

Kiểu dáng:

 

Vê cơ bản thì 100% kiểu dáng của cửa ra vào đều được thiết kế theo hình chữ nhật. Ở một vài trường hợp người ta sẽ sử dụng cửa có hình vuông hoặc vòm cung tuy nhiên không nhiều.

 

Lựa chọn cửa có kiểu dáng vuông vắn không đơn thuần là đảm bảo công năng, phục vụ cho việc đi lại được thuận tiện mà hơn cả, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của cả gia đình. Tuyệt đối không sử dụng cửa ra vào với hình dáng méo mó hoặc đặt ở vị trí nghiêng.

 

Chất liệu:

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã cửa chính với đa dạng chất liệu cho gia chủ lựa chọn. Tuy nhiên dù lựa chọn vật liệu gì thì chúng ta vẫn phải đảm bảo được tiêu chí sau

  • Không dễ vỡ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình
  • Chất liệu cửa ra vào ăn nhập với kiến trúc tổng thể, với tài chính của chủ nhà.

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất liệu làm nên cửa ra vào, bạn đọc có thể tham khảo sau đây

 

Cửa gỗ làm từ chất liệu tự nhiên:

 

 

  • Gỗ tự nhiên vẫn luôn được biết đến là an toàn, thân thiện với sức khỏe của người dùng. Đặc biệt cửa làm bằng gỗ tự nhiên còn cực kỳ phù hợp để bố trí trong những ngôi biệt thự hoành tráng, giúp tô điểm cho không gian sống thêm đẳng cấp.
  • Tuy nhiên loại cửa gỗ này có giá thành tương đối cao, đặc biệt nếu được bố trí ở khu vực ra vào thì có thể nhanh bị bạc màu vì vị trí này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng từ thời tiết bên ngoài. Tất nhiên, vẫn có một giải pháp thay thế cho gia chủ nếu yêu thích chất liệu gỗ nhưng lại không quá dư dả tài chính đó là lựa chọn cửa ra vào gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, lâu nay chất liệu gỗ công nghiệp ít khi được bố trí ở cửa chính, thay vào đó là cửa bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh…vì những hạng mục này nằm ở phía sau và đôi khi không yêu cầu quá cao về tính thẩm mỹ.

 

Cửa gỗ làm bằng nhôm:

 

 

  • Hiện nay, nhôm được đánh giá là loại vật liệu xây dựng hiện đại được nhiều gia đình lựa chọn. Chất liệu này sở hữu loạt ưu điểm vượt trội như: tải trọng tương đối nhẹ, an toàn, khả năng bị gỉ sét là thấp. Đặc biệt với những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại thì loại cửa này khá phù hợp.
  • Đặc biệt hiện nay, chất liệu nhôm còn khá đa dạng khi có thể làm cửa nhôm vân gỗ, điều này khiến cho cửa ra vào bằng nhôm có kiểu dáng như cửa gỗ.

 

Cửa ra vào làm bằng nhựa lõi thép:

 

 

Có thể nói so với cửa gỗ hoặc nhôm thì cửa nhựa lõi thép ra đời muộn hơn, tuy nhiên loại cửa này lại có sự vươn lên mạnh mẽ, được nhiều gia đình lựa chọn. Với tính năng cách âm, cách nhiệt đến 95%, lại không bị ngả màu trong quá trình sử dụng, thật không có gì khó hiểu khi loại vật liệu này lại được trọng dụng đến vậy


Nguồn bài viết: Kiến trúc Nam Cường

Chủ đề được nhiều người quan tâm:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

×

Đăng ký ngay với Entercons

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí từ Chuyên gia.
  • Báo giá chi tiết công trình xây dựng.