Những lưu ý khi xây nhà phố có tầng hầm

 

Quy định cơ bản về thiết kế thi công Nhà Phố Có Tầng Hầm và gara để xe

 

Để có những phương án phù hợp với sở thích cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình, cần nắm được các quy định về tiêu chuẩn thiết kế thi công nhà phố có tầng hầm và gara để xe cơ bản sau:

 

  • Phần nổi của tầng hầm tính đến sàn tầng trệt không được cao quá 1,2m so với độ cao của vỉa hè hiện hữu.
  • Vị trí đường đi xuống hầm cách ranh lộ giới ít nhất 3m và có độ dốc 15% so với mặt đường.
  • Đối với thiết kế nhà phố có mặt tiền giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.
  • Diện tích gara để xe ô tô có chiều dài ít nhất 5m.

 

Những Lưu Ý quan trọng khi thiết kế xây dựng nhà phố có tầng hầm

 

 

Xem xét địa thế khi xây dựng nhà phố có tầng hầm nổi

 

  • Yếu tố về thời tiết, khí hậu ảnh hưởng nhiều đến việc thiết kế xây dựng biệt thự có tầng hầm ở Việt Nam.
  • Đối với những khu vực có vị trí không thuận lợi, thường xuyên bị ngập nước thì với kiểu thiết kế tầng hầm nửa nổi nửa chìm hay còn gọi là bán hầm sẽ tạo nên cảm giác thông thoáng, giải quyết được yếu tố kỹ thuật tốt hơn.Tránh được sự tình trạng ẩm thấp thường thấy ở khí hậu Việt Nam.

 

 

Yếu tố phong phong thủy trong thiết kế xây dựng nhà phố có tầng hầm 

 

  • Yếu tố phong thủy cũng là yếu tố quan trọng đáng lưu ý trong thiết kế xây dựng nhà phố có tầng hầm.
  • Theo phong thủy thì nên sử dụng những kiểu bán hầm bởi như vậy sẽ tạo nên lớp đệm cách âm tốt hơn.
  • Nâng cao chất lượng trường khí của không gian bên trong như phòng khách, nhà ăn, nhà bếp mà không bị kìm hãm sinh khí.

 

Quy mô diện tích của tầng hầm nhà phố:

 

Thiết kế tầng hầm phải tương ứng với quy mô của cấu trúc của căn nhà đảm bảo sự tương ứng, phù hợp với nhu cầu tạo sự cân bằng, đối xứng với căn nhà.

 

Về chi phí xây dựng nhà phố có tầng hầm (chưa bao gồm chi phí gia cố khi đào đất) thường tốn kém hơn rất nhiều so với phương án không có tầng hầm. Sau đây là gợi ý cách tính diện tích xây dựng tầng hầm.

 

  • Độ sâu: <=1,2m: So với cote vỉa hè được tính bằng [150%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.
  • Độ sâu: 1,2m đến 1,8m: So với cote vỉa hè được tính bằng [170%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.
  • Độ sâu: 1,8m đến 2,5m: So với cote vỉa hè được tính bằng [200%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.
  • Độ sâu: >2,5m: So với cote vỉa hè được tính bằng [300%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.

 

Tính thẩm mỹ và công năng của nhà phố có tầng hầm

 

Thiết kế nhà phố có tầng hầm cần quan tâm đến việc bố trí, sắp xếp phân chia khu vực sao cho hợp lý đặc biệt là đối với những tầng hầm sử dụng nhiều mục đích khác nhau.

 

 

Chú ý về độ dốc của tầng hầm sao cho hợp lý

 

  • Theo tiêu chuẩn trong việc thiết kế tầng hầm thì đường dốc của gara xuống hầm không quá 15 % -20% so với chiều sâu của hầm.
  • Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dọc phải đảm bảo cho phương tiện giao thông có tầm nhìn tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm.

 

Hệ thống ánh sáng sáng trong xây dựng nhà phố có tầng hầm.

 

  • Tầng hầm nơi vị trí có ít ánh sáng tự nhiên vì thế cần thiết kế hệ thống đèn điện chiếu sáng hợp lý, đảm bảo an toàn có thể sử dụng đèn neon hoặc compact để đủ ánh sáng & tiết kiệm điện.
  • Bên cạnh đó nên bố trí thêm quạt thông gió để khử bụi khói xe, mùi xăng dầu ra bên ngoài.

 

Tham khảo thêm cẩm nang mẹo vặt cho nhà ở để bỏ túi những bí quyết chia sẻ về kinh nghiệm giúp khử mùi môi và khắc phục tình trạng bí bách cho ngôi nhà.

 

 

Hệ thống thoát nước khi xây dựng nhà phố có tầng hầm

 

  • Bố trí hệ thống thoát nước ở lối vào hầm để tránh tình trạng nước chảy từ ngoài vào làm gây ngập nước hoặc sử dụng máy bơm hút nước từ trong ra ngoài.
  • Cách làm này sẽ khắc phục được tình trạng ngập ứ nước bên trong vào những mùa mưa.

 

 

Cấu tạo trường, trần khi xây dựng nhà phố có tầng hầm

 

  • Những căn nhà phố nằm trên đất nền yếu thì việc thiết kế xây dựng tầng hầm trở nên rất quan trọng, được xem là mảng móng bè giúp chống thấm nước & nâng đỡ cả căn nhà.
  • Tránh được tình trạng lún không đều nếu làm móng theo kiểu độc lập nên khi thiết kế và xây dựng phải nghiên cứu, chú trọng vấn đề này.

 

Nên lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm thiết kế thi công

 

  • Xây tầng hầm tưởng như là việc đơn giản nhưng lại có tầm quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà.
  • Sự an toàn của toàn bộ ngôi nhà vì thế bạn cũng cần phải chọn nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực để đảm bảo cho công trình đạt chất lượng tuyệt đối.

 

Mời bạn Đăng ký ngay tại đây để được tư vấn hoàn toàn Miễn Phí:

 

 

Hoặc liên hệ trực tiếp với Entercons tại địa chỉ:

  • CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ENTER
  • Địa chỉ: 256 Đỗ Pháp Thuận, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • Phone / Zalo: 0932 957 668.
  • Email: contact@entercons.vn

Xin cảm ơn!

Chủ đề được nhiều người quan tâm:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

×

Đăng ký ngay với Entercons

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí từ Chuyên gia.
  • Báo giá chi tiết công trình xây dựng.