Những sai lầm cần tránh trong việc thông gió cho nhà ống

Thông gió cho nhà ống như thế nào hiệu quả nhất? Những lầm tưởng thường gặp trong việc thông gió trong nhà là gì? Tham khảo ngay những thông tin dưới đây để thiết kế hệ thống lưu thông không khí trong nhà, đặc biệt là nhà ống một cách tối ưu nhất!

 

Tại sao phải thông gió cho nhà ống?

 

Trên thực tế, khái niệm “thông gió” nói chung và “thông gió nhà ống” nói riêng cũng mới xuất hiện vài năm trở lại đây.

 

Bởi lẽ, chỉ khi đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, diện tích đất xây nhà ngày càng hạn chế hơn. Những căn nhà đơn lập với cửa sổ, ban công, sân vườn thoáng đãng giờ đây không còn nhiều. Thay vào đó là những tòa nhà chung cư, nhà ống được xây san sát liền kề.

 

 

Đặc điểm của những căn nhà ống là diện tích thường khá nhỏ. Hai, thậm chí ba mặt nhà đều đã bị bịt kín bởi những căn nhà xung quanh. Chính vì vậy mà không khí trong nhà thường bí bách, ngột nhạt. 

 

Từ đó, việc thông gió cho nhà ống ngày càng được mọi người quan tâm nhiều hơn. Bố trí hệ thống thông gió không chỉ giúp nhà ống thoáng khí, tạo ra bầu không khí trong lành, thoáng mát. Mà nó còn giúp tiết kiệm điện năng đáng kể cho các gia đình. Thay vì phải sử dụng liên tục điều hòa, quạt để làm mát là lưu thông không khí. Thông gió giúp lan tỏa 

 

Phương pháp thông gió nhà ống hiệu quả nhất

 

Có rất nhiều các giải pháp thông gió khác nhau cho nhà ống, từ vận dụng nguyên tắc từ áp lực nhiệt, áp lực gió, cho đến phương pháp cưỡng bức nhân tạo. Hôm nay, Entercons sẽ đưa ra 4 phương pháp thông gió cho nhà ống tự nhiên, hiệu quả và tiết kiệm tối đa chi phí cho bạn, bao gồm: giếng trời, ô thông gió, ống thông gió mái nhà và tạo khoảng không giữa các phòng.

 

Thiết kế giếng trời

 

Giếng trời là gì hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Đây là phương pháp thông gió phổ biến nhất bởi hiệu quả và những tác dụng đi kèm của nó. 

 

 

Để dễ hình dung, bạn có thể tưởng tượng giếng trời là một chiếc cửa sổ nằm ở mái nhà. Nó sẽ kết hợp với cửa chính và hệ thống các cửa sổ khác trong nhà ống để tạo các đường dẫn không khí. Nó giúp tăng đối lưu, cung cấp nguồn khí tự nhiên, tươi mát vào không gian sống. Đồng thời, đẩy không khí nóng ở dưới nhà thoát lên trên mái.

 

Giếng trời không chỉ giúp thông gió mà còn có mang đến lượng ánh sáng tự nhiên cho căn nhà, giúp tiết kiệm rất nhiều điện năng cho nhà ống. Theo các chuyên gia kiến trúc, nếu ba mặt của căn nhà đã bị bịt kín tường, không có cửa sổ thì thiết kế giếng trời  là giải pháp tối ưu nhất để thông gió cho nhà ống.

 

Thông thường, người ta thường lắp thêm quả cầu thông gió ở phía trên giếng trời để tăng hiệu quả. Lưu ý khi thiết kế giếng trời, gia chủ cần tính toán hệ thống che chắn hợp lý để tránh mưa hắt xuống dưới nhà. 

 

Sử dụng ống thông gió mái nhà

 

Thông gió tự nhiên cho những căn nhà ống bằng ống thông gió là giải pháp tương đối hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Ống thông gió mái nhà giúp không khí được lưu thông, vận chuyển trong nhà với bên ngoài một cách dễ dàng mà không cần đến hệ thống cơ khí nào.

 

Bạn cần tận dụng tối đa được sự khác biệt của áp suất và nhiệt độ trong nhà. Đồng thời, phải đảm bảo được sự thông thoáng trong nhà để đem lại bầu không khí thoải mái, êm dịu.

 

Việc sử dụng ống thông gió mái nhà sẽ giúp bù đắp được sự bí bách khi nhà ống bị hạn chế cửa sổ. Nó giúp đổi thay toàn bộ không gian bên trong căn nhà, giúp không khí trở nên dễ chịu hơn nhiều.

 

Thiết kế ô thông gió

 

Thay vì sử dụng những bức tường bao bí bách, sử dụng hệ lam và gạch bông thông gió sẽ giúp căn nhà trở nên thông thoáng hơn rất nhiều. Các ô thông gió với khoảng trống càng nhiều thì mang đến hiệu quả thông gió càng cao.

 

 

Khi xây dựng nhà ống với những bức tường có ô thông gió, bạn nên lưu ý bố trí nội thất đặt cách xa tường một khoảng nhất định. Căn phòng cũng nên hạn chế đồ đạc, không nên sắp xếp quá nhiều đồ nội thất, trang trí trong phòng. Điều này sẽ giúp khả năng thông gió tốt hơn. Việc vệ sinh các ô thông gió, hệ lam thông gió cho nhà ống dễ dàng hơn.

 

Thiết kế khoảng thông thoáng giữa các phòng

 

Để có nhiều diện tích sử dụng, các gia đình thường thiết kế nhà ống với nhiều tầng, nhiều phòng. Để tăng khả năng thông gió trong nhà, bạn cần lưu ý thiết kế các phòng có khoảng thông nhau. 

 

Bên cạnh đó, hãy thường xuyên mở các cánh cửa các phòng để tạo các trục lưu thông không khí giữa các không gian. Không khí sẽ dễ dàng đi từ căn phòng này sang căn phòng khác. Nhà ống sẽ không còn bị ngột ngạt, bí bách như nhiều người vẫn nghĩ.

 

Cửa sổ sẽ là hệ thống đón gió hoặc thoát gió giúp điều hòa nhiệt độ đáng kể. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ ô cửa sổ thoáng nào, hãy thường xuyên mở để mang đến bầu không khí trong lành, thoải mái cho căn nhà. 

 

Những sai lầm trong việc thông gió trong nhà ống

 

Nếu chỉ quan tâm đến những phương pháp thông gió cho nhà ống không thôi là chưa đủ. Hãy xem ngay những sai lầm thường gặp dưới đây để tránh khi thông gió trong nhà ống.

 

Bật quạt quay lưng về cửa sổ

 

Rất nhiều người có thói quen bật quạt quay lưng vào cửa sổ để hút không khí vào phòng. Tuy nhiên, nếu căn phòng của bạn chỉ có một cửa sổ duy nhất thì đây lại là cách bố trí sai lầm. Không khí bên ngoài cửa sổ đi vào phòng sẽ lấp đầy phòng, nhưng lại không thể lưu thông ra ngoài. Điều này vừa tạo ra cảm giác ngột ngạt, vừa khiến căn phòng tích tụ bụi bẩn mà không thể ra ngoài được.

 

 

Hãy để cửa gần cửa nhưng hướng về phía ngoài cửa sổ. Điều này sẽ giúp đưa không khí lưu thông dễ dàng hơn.

 

Bố trí cửa đón gió, cửa thoát gió cùng phía

 

Bố trí cửa ra vào, hệ thống cửa sổ đúng cách sẽ giúp không khí trong nhà lưu thông, trao đổi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không ít gia đình lại không chú ý tới công năng này và vô tình bố trí cửa đón gió, cửa thoát gió ở cùng 1 phía. Điều này sẽ khiến không khí vào nhà, bị quẩn và không thể lưu thông. 

 

 

Hoặc nếu bố trí các cửa đối diện nhau cũng sẽ khiến không khí vào - ra nhanh, không thể tuần hoàn.

 

Thay vào đó, hãy chú ý thiết kế các cửa có vị trí lệch nhau để không khí có thể lưu thông và trao đổi một cách tuần hoàn một cách tốt nhất.

 

Ngoài ra, khi thiết kế thông gió cho nhà ống đã bị bịt kín 3 mặt, bạn nên chừa lại một khoảng diện tích nhỏ khoảng 60cm để làm sân sau. Nhờ vậy mà bạn có thể trổ cửa sổ, giúp lưu thông gió ra ngoài.

 

Không chú ý che chắn

 

Rất nhiều người quan tâm đến việc thực hiện các giải pháp thông gió cho nhà ống nhưng lại quên mất việc che chắn, bảo vệ các hệ thống thông gió. Giếng trời, gạch lỗ thông gió, cửa sổ, ô thông gió,... rất dễ hắt mưa, khiến căn nhà bị bụi bặm. Thậm chí, chúng còn có thể là nguyên nhân khiến côn trùng, chuột, gián,... xâm nhập vào nhà.

 

Chính vì thế, bạn cần chú ý cả việc bảo vệ các hệ thống thông gió ra sao, có thể đóng, mở khi cần thiết để hạn chế những yếu tố xấu từ bên ngoài.

 

Trên đây là những lời khuyên của Entercons về các phương pháp thông gió cho nhà ống hiệu quả. Đồng thời, giúp bạn tránh những sai lầm trong việc bố trí hệ thống thông gió trong nhà. Chúc các bạn luôn có một không gian sống tươi mát, trong lành!

 

Mời bạn Đăng ký ngay tại đây để được tư vấn hoàn toàn Miễn Phí:

 

 

Hoặc liên hệ trực tiếp với Entercons tại địa chỉ:

  • CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ENTER
  • Địa chỉ: 256 Đỗ Pháp Thuận, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • Phone / Zalo: 0932 957 668.
  • Email: contact@entercons.vn

Xin cảm ơn!

 

 

Chủ đề được nhiều người quan tâm:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

×

Đăng ký ngay với Entercons

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí từ Chuyên gia.
  • Báo giá chi tiết công trình xây dựng.