Tùng cối: cây đẹp trong thiết kế cảnh quan

Tùng cối thuộc vào tứ cây quý “tùng, cúc, trúc, mai”. Cây tùng cối đơn giản đẹp từ dáng cây đến cấu trúc lá được nhiều người yêu thích và trồng ở nhiều nơi, trong huân viên, sân vườn hay ở những nơi công cộng và trên các đường đi.

 

  • Nguồn gốc xuất xứ, tên khoa học cây tùng cối
  • Tên thường gọi: Tùng cối
  • Tên gọi khác: cây duyên tùng, cây tùng búp.
  • Tên khoa học là: Juniperus chinensis sargentii
  • Xuất xứ: Cây tùng cối được biết đến có nguồn gốc từ Trung Quốc.

 

 

Ý nghĩa phong thủy của cây tùng cối

 

Cây tùng cối luôn khỏe mạnh, cây là thể hiện của sự mạnh mẽ, vững chãi. Cây được mệnh danh cho sự vững mạnh khỏe khoắn, thể hiện gia chủ, gia thế luôn vững chắc và mạnh bạo. Cây biểu hiện cho sức mạnh và pha một chút phong trần và mộc mạc.

 

Đặc điểm nổi bật của cây tùng cối

 

Đặc điểm thực vật học cây tùng cối

 

  • Thân: Thân của tùng cối thuộc dạng thân gỗ có màu nâu vàng, thân không cao lớn quá, và trên thân được bao bọc bởi lớp vỏ sần sùi, không nhẵn bóng mà có nhiều các vết xẻ, vết nứt. Thân có nhựa, nhựa của loại cây này có mùi hơi thơm. Gỗ bên trong có màu đen. Trên thân cây tùng cối có rất nhiều cành nhỏ mọc ra từ thân chính.
  • Lá: Lá tùng cối có màu xanh, lá không phân rõ ràng thành từng chiếc như các lá cây khác. Lá tùng cối thuộc dạng lá bụi, lá từng cụm. Đụng vào lá có cảm giác xạm xạp tay. Tùy vào điều kiện thời tiết mà lá của cây mà lá nó cũng có chút khác biệt. Nếu ở điều kiện tiếp xúc với nhiều nắng lá thường ém lại, không bung ra. Còn nếu sống trong môi trường mát mẻ, lá cây tùng cối sẽ rõ nét bung ra nhìn được thành 5 lá.
  • Hoa và quả: tùng cối không có hoa và không có lá.

 

 

Đặc điểm sinh thái của cây cây tùng cối

 

  • Tùng cối có sức sống rất mạnh mẽ, cây thích hợp trồng ở nhiều nơi. Cây có sự thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
  • Thích hợp làm cây trang trí, và làm cây bonsai. Thân cây tùng cối khá cứng nên khó uốn, nhưng lại mang vẻ đẹp đặc trưng.
  • Cây thuộc dạng cây dễ chăm sóc, không yêu cầu sự chăm sóc nhiều và ít có sâu bệnh hại.

 

Lợi ích và ứng dụng của cây tùng cối trong cảnh quan công trình

 

  • Đầu tiên mà chúng ta nhắc đến tùng cối, đó là một cây ngoại thất và là cây bonsai được nhiều người yêu thích. Tuy đơn giản không có hoa sặc sỡ như các cây hoa, nhưng cây luôn được yêu thích và ưa chuộng vì không chỉ thu hút về dáng cây, màu sắc lá xanh tươi mới và đặc biệt là mùi hương của nhựa cây đặc biệt và mới lạ đến khác thường. Cây tùng cối được ứng dụng nhiều ở sảnh, tiền sảnh, khuân viên và nhiều nơi khác.
  • Cây có khả năng sống trong nhiều môi trường khắt khe, và luôn thể hiện sức sống tươi mới, cây mang lại vẻ đẹp đơn sơ xanh mát, làm giúp cho không gian sống thêm đẹp và thoải mái.
  • Cây tùng cối được nhiều nhà tạo cảnh cây bonsai rất hứng thú, bởi dáng cây tạo dáng rất đẹp và có sức hút. Vì thế mà cây góp phần to lớn vào cây cảnh bonsai.

 

Cách trồng và chăm sóc cây tùng cối

 

Tùng cối là dạng cây dễ chăm sóc và có sức sống khỏe. Tùng cối có thể trồng trực tiếp dưới đất hoặc loại bonsai trồng trong chậu.

 

  • Khi trồng dưới đất chúng ta không cần chăm sóc nhiều vì cây có khả năng sống cực tốt.
  • Khi trồng cây tùng cối dạng bonsai thì chúng ta cần có sự quan tâm chăm sóc hơn một chút. Vì quan trọng nhất của cây cảnh bonsai là tạo dáng, thế cho cây

 

Để tạo được thế đẹp nhất khi trồng bonsai:

 

  • Ánh sáng: yếu tố ánh sáng là điều mà tùng cối cần nhất vì là cây ưa sáng, ánh sáng làm ảnh hưởng trực tiếp đến những chiếc lá, hình dạng và cách mọc của lá. Vì thế mà chúng ta nên chọn trồng hoặc đặt cây tùng cối ở các vị trí mà cây nhận được ánh sáng nhiều nhất để cây sinh trưởng và phát triển thân lá tốt nhất.
  • Nước: yêu cầu về nước đối với cây tùng không khắt khe, chúng ta cung cấp nước cho cây đủ. Nên quan sát mặt đất ở khu vực trồng cây để cung cấp nước cho cây một cách tốt nhất.
  • Nhiệt độ: cây tùng cối có khả năng chịu điều kiện khắt khe rất tốt đặc biệt là sức nhiệt nóng hoặc là lạnh.
  • Độ ẩm: Là loại cây thích nghi với nhiều mức độ ẩm khác nhau, ưa ẩm nhưng đối với điều kiện độ ẩm thấp thì cây vẫn sinh trưởng tốt.

 

 

  • Đất: yêu cầu về đất trồng của cây tùng không quá khắt khe. Khi trồng ở cây bonsai chúng ta cần cần chọn các đất thích hợp nhất, loại đất tơi xốp, thoát nước tốt. Khi trồng tùng cối dạng bonsai chúng ta có thể sử dụng loại đất phối kết hợp với các chất độn như xơ dừa và các phân bón hữu cơ.
  • Phân bón: đối với tất cả các cây trồng thì phân bón không thể thiếu để kích thích thêm sinh trưởng và phát triển. Chúng ta có sử dụng loại NPK, phân bón hữu cơ để bón cho cây tùng cối.
  • Sâu bệnh: Là cây có sức đề kháng cao, ít sâu bệnh. Tuy nhiên vẫn có các bệnh thường gặp như bệnh rệp, phấn trắng, thối rễ. Đối với các bệnh này chúng ta nên chú ý các yếu tốt tác động bên ngoài môi trừơng sống của cây để chúng ta khắc phục.
  • Cắt tỉa: Việc cắt tỉa tạo dáng cho cây đặc biệt là cây tùng cối dạng bonsai là điều vô cùng quan trọng. chúng ta nên cắt tỉa và cắt bớt các cành lá vào mùa xuân hoạc khi thời tiết nhiệt độ giảm. Ngoài ra chúng ta nên thay chậu cho cây thêm và thay đất cho cây vào mùa xuân. Loại bỏ một số rễ thừa, dập sau đó mới thêm đất và nén chặt.

 

Tùng cối là dạng cây cảnh tuy đơn sơ và đơn giản nhưng cây lại mang lại vẻ đẹp và sức hút đến với mọi người. Bởi chính sự tươi mới của cây và pha lẫn một chút mộc mạc phong trần mà cây mang lại. Vì thế mà nếu lựa chọn cây cảnh để trồng thì cây tùng cối là lựa chọn mà bạn nên cân nhắc.

 

Mời bạn Đăng ký ngay tại đây để được tư vấn hoàn toàn Miễn Phí:

 

 

Hoặc liên hệ trực tiếp với Entercons tại địa chỉ:

  • CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ENTER
  • Địa chỉ: 256 Đỗ Pháp Thuận, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • Phone / Zalo: 0932 957 668.
  • Email: contact@entercons.vn

Xin cảm ơn!

 

Chủ đề được nhiều người quan tâm:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

×

Đăng ký ngay với Entercons

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí từ Chuyên gia.
  • Báo giá chi tiết công trình xây dựng.