Kinh nghiệm chọn trần thạch cao phù hợp

Để có được trần thạch cao đẹp  cho nhà và căn hộ bạn cần có được thiết kế tốt, đội thi công tốt và bạn nên trang bị một vài kiến thức để đánh giá được đơn vị thiết kế và thi công công.

 

Tham khảo các loại vật liệu dành cho trần nhà:

 

  • Trần thạch cao bao bồm trần chìm và trần thả ( với nhà ở nên chọn vì giá cả hợp lý đáp ứng chức năng trần)
  • Gỗ ( gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp)
  • Nhôm ( sử dụng chủ yếu ở các công trình công cộng, nhà ở ít sử dung vì chi phí cao)
  • Nhựa ( giá rất rẻ, chủ yếu làm phòng trọ)
  • Xuyên sáng ( rất cao cấp vì phí chi cao nhất trong các loại trần)
  • Kính (Thẩm mỹ đẹp nhưng ít sử dụng cho nhà ở vì chi phí cao và không an toàn ( rất nặng).

 

Những sai lầm nên tránh khi đóng trần thạch cao:

 

  • Đóng trần quá nhiều chi tiết hoa văn màu sắc, lồi lõm nhiều –> Không gian chật chội, mau lỗi thời.
  • Không chuẩn hóa thiết kế đèn, ô thông gió, họng máy lạnh, nên trần làm xong cứ đục, vá nhiều lần.
  • Không có lỗ thăm trần ( thường kích thước 500×500) chủ yếu cho phòng vệ sinh, phong khách không cần vì ảnh hưởng thẩm mỹ.
  • Khung xương trần không đảm bảo chất lượng –> khả năng cao sẽ đổ sập.

 

Các chức năng của trần thạch cao:

 

  • Che các hệ thống điện nước chạy trên âm trên trần nhà.
  • Tạo tính thẫm mỹ cho không gian phòng khách
  • Chống nóng (trong trường hợp nhà ở phía trên là mái tôn)

 

Trần thạch cao chìm là trần thạch cao không nhìn thấy khung xương, đây là giải pháp trần phổ biến nhất hiện nay.

 

 

Nhược điểm cửa trần thạch cao chìm: Phải thi công đúng trình tự vì trần thạch cao chìm trong lúc thi công bả matit làm phẳng bụi rất nhiều. Trường hợp khoét lỗ đèn sai vị trí thì dán lại trần khá khó khăn. Hệ thống điện nước và mái nhà bên trên khó bảo trì sửa chữa

 

Trần thạch cao thả là nhìn thấy khung xương, các tấm trần 600×600 chỉ thả lên trên khung xương, lúc cần sửa chữa đèn chỉ cần tháo ra dể dàng vì các tấm trần không cố định.

 

 

Trần thạch cao chìm giá chỉ cao hơn trần nhựa và thấp hơn trần gỗ và trần nhôm, trần xuyên sáng. Về thẩm mỹ và tính ứng dụng thực tế thì trần thạch cao vẫn là giải pháp tối ưu nhất trong nhà dân dụng.

 

Về thiết kế thường có 2 kiểu đóng trần thạch cao:

 

  • Trần thạch cao phẳng:

 

 

Trần thạch cao phẳng được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế trần thạch cao căn hộ chung cư. Lý do là trần phẳng giúp không gian thoáng rộng hơn.

 

Nếu các bạn để ý khi tham quan căn hộ mẫu đa số chủ đầu tư trang trí trần dạng phẳng như vậy để tạo cảm giác tốt cho khách hàng.

 

Trần thạch cao phẳng là xu hướng hiện đại được ưu chuộng hiện nay, càng ngày càng ít gia đình thích các kiểu trần thạch cao giật cấp trang trí cầu kỳ.

 

  • Trần thạch cao giật cấp:

 

 

Đây là dạng trần phổ biến thường dung ở nhà phố và biệt thự, tâm lý của một số chủ nhà vẫn muốn thiết kế trần nhà có điểm nhấm, có đường nét.

 

Trần thạch cao giật cấp chỉ nên sử dụng ở các phòng có diện tích lớn.

 

Nếu phòng khách nhà bạn > 40m2 thì có thể dùng trần giật cấp, ngoài ra nên dùng trần thạch cao phẳng vẫn đẹp và thoáng hơn cả.

 

Chiều cao đóng trần thạch cao phòng khách:

 

Tất cả kích thước kiến trúc đều theo kích thước và thói quen hàng ngày của con người, trần nhà theo nguyên lý càng cao càng đẹp và thoáng, chiều cao tối thiểu là 2.4m, chiều cao chuẩn là 2.7-3.6m.

 

Quy cách chủng loại trần thạch cao:

 

  • Khung xương :

 

Sử dụng khung xương, ty treo của Vĩnh Tường hoặc Boral

 

Trên thị trường có rất nhiều loại tuy nhiên kinh nghiệm tôi đã từng quản lý nhiều dự án chung cư và khách sạn thì ưu tiên dùng thương hiệu này để yên tâm hơn vì trường hợp trần nhà bị rơi hay gặp sự cố đều do khung xương và ty treo không tốt.

 

  • Tấm trần: 

 

Tấm Gyproc hoặc Boral dày 9mm, cả 2 thương hiệu này đều tốt cả, với nhà vệ sinh hoặc khu vực ban công ẩm thì bạn nên dùng tấm chống ẩm.

 

  • Màu sắc trần thạch cao:

 

Nên sử dụng màu trắng hoặc màu kem sáng, bạn có thể chú ý trần nhà đa số màu trắng để cho cảm giác rộng hơn.

 

  • Thi công:

 

  • Trần thạch cao chỉ thi công sau khi xây tô trát tường, và trước các công tác sơn tường, lát sàn.
  • Trần thạch cao chưa làm xong thì ảnh hưởng đến các công tác khác không thi công được. (do giàn giáo chống và bụi bẩn khi bả matit làm phẳng trần)
  • Các thợ đóng trần cần chú ý làm kỹ phần ty treo đảm bảo trần không bị võng, chú ý kỹ các mối ghép nối cần dán lưới và bột chuyên dụng để tránh nứt trần ở các điểm giáp 2 tấm thạch cao.

 

Lưu ý khi làm trần thạch cao:

 

Bạn nhớ  chừa khe rèm âm để giấu được thanh treo rèm,chi tiết này dù nhỏ nhưng nếu chú ý tính thẩm mỹ cao hơn nhiều nhưng không ảnh hưởng đến chi phí. Nhiều người quên điều cơ bản này, kiến trúc sư cũng hay quên, còn đội thợ thi công lại ít để ý.

 

 

Trang trí 3d cho trần thạch cao với giấy dán:

 

Hiện nay có nhiều giải pháp trang trí cho trần thạch cao đẹp và sinh động hơn. Trong đó sử dụng giấy decal dán tường hay xốp dán tường rất hiệu quả, giá thành phải nói là cực rẻ. Bạn xem chi tiết bài viết loại giấy dán trần loại nào tốt giá rẻ ở đây.

 

Tóm lại khi bạn đã xác định đóng trần thạch cao thì chỉ nên đóng trần thạch cao chìm và hạn chế giật cấp. Đồng thời lưu ý chừa lại khe giấu rèm ở các vị trí cửa sổ.

 

Mời bạn Đăng ký ngay tại đây để được tư vấn hoàn toàn Miễn Phí:

 

 

Hoặc liên hệ trực tiếp với Entercons tại địa chỉ:

  • CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ENTER
  • Địa chỉ: 256 Đỗ Pháp Thuận, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • Phone / Zalo: 0932 957 668.
  • Email: contact@entercons.vn

Xin cảm ơn!

Chủ đề được nhiều người quan tâm:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

×

Đăng ký ngay với Entercons

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí từ Chuyên gia.
  • Báo giá chi tiết công trình xây dựng.