Ứng dụng kính trong decor nhà ở

 

 

Từ khi con người phát minh ra kính, vật liệu này đã mau chóng được ứng dụng trong nhà ở. Ngôi nhà hiện đại lấy kính và thép là hai vật liệu cơ bản. Đó là loại vật liệu có thể làm ngôi nhà vẫn kín đáo, riêng biệt nhưng vẫn cho ta cảm giác như đang sống giữa thiên nhiên. Có nhiều ngôi nhà chỉ cần đổ bê tông phần khung cột, dàm và sàn, các bức tường bao còn lại làm bằng vách kính khung nhôm. Quá trình thi công diễn ra rất nhanh, ngôi nhà hoàn thành mau lẹ va có dáng dấp hiện đại.


Ứng dụng dễ thấy nhất của kính là làm cửa sổ. Kính là vật liệu lấy áng tốt nhất cho ngôi nhà, trong khi vẫn tạo được vỏ bọc kín đáo. Vì thế, người ta đã phát minh ra nhiều loại kính mờ, kính trong, kín màu, kính phản quang khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng da dạng của cuộc sống. Những căn phòng không có lấy một ô cửa kính chỉ có thể là nhà tù hoặc tầng hầm.

 

 

Phân biệt các loại kính

 

Kính thường được sản xuất theo công nghệ kéo thẳng là công nghệ truyền thống. Một tấm thép được đưa vào bể thủy tinh nung chảy và kéo lên. Kính bám lên theo nhữgn con lăn giữ cho ổn định về độ dày, qua quy trình làm nguội dần. Quy trình kéo làm tấm kính giãn ra, bề rộng tấm kính có xu hướng lớn hơn. Quy trình kéo cũng tạo gợn sóng và nếp nhăn ở tấm kính đang được kéo lên, trước khi đủ nguội để trở thành chất rắn. Khi nhìn thẳng hoặc nhìn một tấm kính nhỏ, khó thấy điều này nhưng khí để nguyên một tấm kính lớn và nhìn nghiêng lại trở thành một khuyết tật lớn.

 

Kính nổi sản xuất theo công nghệ nổi. Thủy tinh nung chảy được kéo liên tục trên bề mặt tấm thiếc phẳng rồi đưa vào lò ủ. Kính làm theo phương pháp này có độ phẳng cao, không bị gợn sóng đặc biệt là khi sử dụng các tấm lớn. Kính cũng trong suốt hơn kính thường. Khi sử dụng cả tấm kính lớn cho các mặt ngoài nhà, ít bị bám bụi và rêu mốc hơn kính thường. Kính cũng có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt, có độ dẻo dai hơn kính thường. Do độ phẳng mịn và chất lượng phản chiếu hình ảnh rất cao với kích thước lớn nhất 10 m x 3 m x 19 m. Do hệ số truyền ánh sáng cao nên khả năng tích nhiệt thấp, giảm bức xạ nhiệt, làm khí hậu trong phòng mát hơn.

 

 

Kính màu có được bằng cách cho thêm một lượng nhỏ sắt, nikel hay cobalt để tạo màu xanh xám hoặc màu đồng. Màu của kính không chỉ làm giảm chói lóa trong khi vẫn để ánh sáng xuyên qua mà còn hấp thụ một phần lớn bức xạ nhiệt. Kính phản quang có được bằng cách mạ một lớp oxyd kim loại lên bề mặt kính nổi. Kính màu cho phép 70 % ánh sáng vào nhà, trong khi lượng ánh sáng qua kính màu phản quang chỉ là 30 %.

 

 

Kính chịu lực được chế tạo bằng cách đốt nóng kính đến gần điểm nóng chảy, sau đó làm mát nhanh hơn bình thường để các cạnh và bề mặt ngoài bị nén lại, còn mặt trong bị căng ra. Kính có độ cứng gấp 5 lần kính thông thường và khả năng chịu chênh lệch độ cao gấp 3 lần. Khi bị va chạm rất mạnh, kính chỉ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ và cùn, không sắc cạnh như kính thường. Sử dụng kính chịu lực cho mảng mặt tiền ngoài phố rất an toàn. Kính nhiều lớp được tạo ra bằng các dùng nhiệt và áp suất để dán một lớp màng polyvinyl butin mỏng trong suốt hoặc có màu vào giữa hai hay nhiều tấm kính. Khi kính bị va đập, lớp keo dính sẽ giữ tất cả các mảnh vỡ tại chỗ, còn va chạm nhẹ chỉ làm kính rạn nứt.

 

 

Màu sắc của các loại kính

 

Màu sắc phổ biến của kính là kính trắng, kính màu nâu trà và màu xanh đen. Trong nhóm màu trà cũng phân biệt các loại như màu vàng, màu hồng tùy theo màu sắc cảm nhận được qua tấm kính khi soi lên ánh sáng.

 

Chọn kính trắng cần kỹ hơn kính màu vì kính trắng dễ thấy những nhược điểm về đọ cong, độ biến dạng hơn. Nhìn vào cạnh bên tấm kính, tấm nào có màu nhạt hơn các tấm khác là tấm có độ trong, độ đồng nhất cao hơn.

 

Các loại kính phản quang bề mặt được tráng lớp phản xạ ánh sáng. Cần chú ý rằng kính chỉ phản xạ ánh sáng theo phái có nguồn sáng mạnh hơn. Thông thường, từ ngoài đường nhìn vào không được, nhưng bên trong vẫn nhìn khá rõ. Về ban đêm, trong nhà sáng hơn bên ngoài nên kính trở nên giống như kính thường.

 

 

Sử dụng kính phù hợp


Chỉ nên trổ các ô cửa kính có mức độ, tỷ lệ hài hòa với bức tường. Cửa kính để lấy ánh sáng vào nhà, trong khi vẫn kín đáo, tách biệt với không gian bên ngoài. Cần tính toán diện tích cần thiết để mở cửa sổ làm căn phòng không bị dư thừa ánh sáng vì mở cửa lớn rất khó giải quyết nhược điểm bức xạ nhiệt. Nói chung cửa sổ lớn nhất cũng chỉ chiếm 40 – 60 % diện tích tường. Đặc biệt các bức tường hướng tây không nên để nguyên mảng kính hoặc trổ cửa sổ quá lớn. Nhà lô phố, phần không gian tiếp xúc thiên nhiên ít ỏi và quý hiếm, cần tận dụng tối đa nhưng cũng không nên bê nguyên cả mảng tường kính cho các phòng trên cao. Tầng trệt có thể mở cửa kính lớn hơn, vì không bị ánh nắng trực tiếp. Lấy ánh sáng từ trên xuống bằng các tấm kính lớn (theo phương ngang) hoặc gạch kính (theo phương đứng) cũng cần lưu ý hướng thoát gió phù hợp 

 

 

Hiệu ứng nhà kính với bức xạ nhiệt có hại


Những bức tường kính trong các ngôi nhà ở xứ lạnh đã phát huy rất tốt hiệu quả lấy ánh sáng trong những mùa đông băng giá. Nhưng ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, lạm dụng kính lại là một bất lợi. Những bức tường kính chỉ mang lại cảm giác thoáng giả tạo bởi không khí trong phòng kín, khó lưu thông. Thực ra trong căn phòng toàn kính, cửa đóng kín mít, con người nhìn thấy thiên nhiên bên ngoài dễ dàng nhưng thực chất lại không được hưởng luồng không khí lưu thông. Không khí trong phòng kín vẫn tù túng, ngột ngạt. Dù điều hòa nhiệt độ chạy tạo nên hơi mát nhưng sự trao đổi khí rất hạn chế. Trong khi đó, ánh nắng gắt xuyên qua cửa kính hình thành bầu không khí nóng và lưu cữu tia cực tím có hại. Nhà oqr của bạn không pahir alf văn phòng, công sở, vì thế chớ nên lạm dụng kính. Nếu không vì mục đích lấy ánh sáng, hãy sử dụng các bức tường xây gạch để tạo được vỏ bọc cứng cáp cho ngôi nhà chống lại được sự khắc nghiệt của thời tiết. Một số loại kính hiện đại không tạo hiệu ứng nhà kính thích hợp làm mái các giếng trời. Đó là loại kính dày, có lớp kim loại đặc biệt cực mỏng ghép giữa làm tán xạ bước sóng dài của năng lượng mặt trời, giữ cho nhiệt độ khu vực phía dưới được mát mẻ.

 

 

Sản phẩm kính trang trí

 

Công nghệ luyện thủy tinh đạt tới độ tinh xảo đang hình thành những sản phẩm ngày càng đa dạng và có độ bền cao. Người ta không chỉ dùng kính như những mảng tường trong suốt không màu mà còn dùng kính làm vật trang trí. Kính trang trí phải có độ dày an toàn. Bề mặt cạnh được mài vát tròn hoặc lõm theo yêu cầu của khách hàng. Ánh sáng phản chiếu ở các kẽ làm tấm kính lung linh, sống động hơn.

 

Cửa kính màu được ghép lại từ những tấm thủy tinh màu hoặc nhuộm màu lên kính. Đồng thời, người ta cũng đã phát minh ra các loại men màu để có thể vẽ trên kính được như sơn dầu. Kính trang trí không chỉ là những tấm kính phẳng lỳ như gương soi mà là kính chạm khắc với hoa văn nổi. Những tấm kính là sự pha trộn khéo léo  giwua lớp trong và đục, với đủ các hình dạng khác nhau. Người thợ khắc phải có thẩm mỹ của họa sĩ, dùng cánh tay của mình khéo léo điều khiển máy mài trên kính như dùng bút vẽ

 

 

Tranh kính đóng vai trò vách ngăn

 

Trong các căn phòng có diện tích hẹp, hoặc nhu cầu thẩm mỹ sinh động và tinh tế, kính đóng vai trò như một vách ngăn hết sức nhẹ nhàng trong khi có thể tạo ra trang trí như một bức tranh. Đặc biệt là các vách ngăn không sử dụng kính trong suốt mà có khắc hoa văn chìm. Chất liệu kính có độ trong suốt, phẳng nhẵn, và phản quang nên làm không gian như rộng rài hơn và có vẻ đẹp hiện đại, nhẹ nhàng. Kính được mài mờ tạo nên màu trắng đục trên nền  trong suốt, chỗ dày mỏng khác nhau. Từ xa nhìn lại, thấy bức bình phong thưa thoáng, đến gần thấy được hình khối nổi trên mặt kính. Sử dụng kính mờ có hoa văn trong phòng tắm, bạn có thể làm ô cửa sổ lớn mà vẫn tạo ra sự kín đáo cần thiết. Những nét họa tiết mềm mại, hình dây hoa sóng lượn có tính đối xứng tạo nên sự trang trọng, hài hòa với các cột sơn giả đá trong căn phòng tắm trang trí kiểu cổ điển.

 

Một tấm kính có hoa văn hình bọt nước dùng làm vách ngăn phòng tắm, tạo ra sự kín đáo rất gợi cảm. Khi chọn lựa kính để đặt làm tranh, bạn nên dùng kính nổi (float glass). Kính nổi có độ phẳng lý tưởng, không gợn sóng như kính kéo thường, tạo nên hình ảnh trung thực cho cả bên trong và bên ngoài, đặc biệt là khi sử dụng nguyên cả mảng kính lớn. Kính so độ thấu quang cao, độ bền cũng vượt trội.

 

 

Một số sản phẩm kính nghệ thuật

 

Các ô cửa, vách kính mái vòm kính khi được chiếu sáng sẽ trở thành tiêu điểm trang trí chính cho bức tường khô cứng. Kính ghép màu sử dụng các mảng kính màu có sẵn lắp ghép để tạo ra sản phẩm, trong khi kính vẽ màu là một tấm kính phẳng được sơn vẽ tranh lên đó. Ngoài ra, còn có kính điêu khắc là tấm kính phẳng trong suốt được mài khắc lên , tạo nên các điểm mờ đục, trong suốt nổi khối rất ấn tượng.

 

Trần sử dụng tranh kính màu trang trí làm cho không gian nội thất trở nên sang trọng, hoành tráng như một bầu trời lóng lánh sắc màu. Nhiều bức tường khi được trang trí bằng tranh kính đã làm nổi bật vẻ đẹp của kiến trúc, làm không gian trở nên khoáng đạt, sinh động hơn. Những bức tranh ghép kính màu chụp đèn nghệ thuật đã xứng đáng được coi là những tác phẩm nghệ thuật. Chúng lại có độ bền vững cửu với thời gian.

 

Nhiều loại kính được pha màu từ khi sản xuất nên rất bền và trong trẻo. Công nghệ luyện thủy tinh ngày một hoàn thiện hơn, dẫn đến sự xuất hiện đa dạng của hàng loạt mẫu ãm kính mới. Những tấm kính cửa đã trở nên sống động như những tác phẩm nghệ thuật thực sự, làm cho cửa kính duyên hơn.

 

 

Kính có nhiều tác dụng trong nhà ở, nhưng cần sử dụng đúng chỗ. đối với vùng khí hậu nóng ẩm, tấm kính lớn gây hiệu ứng bức xạ nhiệt có hại. nhiều loại kính có tính năng đặc biệt có thể giảm được nhiều nhược điểm so với kính thông thường.

 

Mời bạn Đăng ký ngay tại đây để được tư vấn hoàn toàn Miễn Phí:

 

 

Hoặc liên hệ trực tiếp với Entercons tại địa chỉ:

  • CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ENTER
  • Địa chỉ: 256 Đỗ Pháp Thuận, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
  • Phone / Zalo: 0932 957 668.
  • Email: contact@entercons.vn

Xin cảm ơn!

Chủ đề được nhiều người quan tâm:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

×

Đăng ký ngay với Entercons

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí từ Chuyên gia.
  • Báo giá chi tiết công trình xây dựng.